Trực quan hóa dữ liệu là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng của một Data Analyst. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng xoay vòng một vài loại biểu đồ, báo cáo của bạn sẽ trở nên kém hấp dẫn. Cùng Smart Data tìm hiểu 26 loại biểu đồ Data Analyst phù hợp với từng trường hợp, giúp bạn sử dụng dễ dàng hơn!
Biểu đồ Data Analyst trực quan các mối quan hệ
Biểu đồ thanh (Bar chart)
Loại biểu đồ này rất hữu ích trong việc hiển thị dữ liệu tuyệt đối, bao gồm cả các giá trị âm. Một trục của biểu đồ sẽ chứa các danh mục cần trực quan hóa. Một trục còn lại sẽ biểu thị các giá trị tương ứng của danh mục đó.
Biểu đồ thanh có thể được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Thể hiện lượng tìm kiếm Google theo khu vực
- Biểu thị thị phần doanh thu theo sản phẩm
Biểu đồ cột (Column chart)
Còn được gọi là biểu đồ thanh dọc. Trong đó các danh mục được đặt trên trục x. Loại biểu đồ này được ưu tiên hơn biểu đồ thanh khi sử dụng các nhãn ngắn, phạm vi ngày hoặc giá trị âm.
Các trường hợp sử dụng biểu đồ cột:
- Thị phần thương hiệu
- Phân tích lợi nhuận theo khu vực
Biểu đồ phân tán (Scatter plot)
Được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa hai biến khác nhau. Data Analyst sẽ sử dụng các dấu chân để biểu thị những giá trị thu được từ hai biến khác nhau.
Biểu đồ phân tán được dùng để hiển thị:
- Thể hiện mối quan hệ giữa thời gian người dùng online và số lượng thoát trang.
- Thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập và số năm làm việc tại công ty của nhân viên.
Biểu đồ phân tán kết nối (Connected scatterplot)
Đây là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ phân tán và biểu đồ đường. Các chấm phân tán sẽ được kết nối với nhau bằng đoạn thẳng.
Các trường hợp sử dụng biểu đồ phân tán kết nối là:
- Thể hiện chỉ số giá crypto.
- Trực quan hóa các mốc thời gian và sự kiện khi phân tích hai biến.
Đọc thêm: 25 mẹo thiết kế Data visualization cho fresher Data Analyst
Biểu đồ bong bóng (Bubble chart)
Hiển thị dữ liệu ở dạng hình tròn. Các giá trị của biến được biểu thị bằng trục x và trục y.
Kích thước của vòng tròn đại diện cho thước đo của các biến.
Trường hợp sử dụng biểu đồ bong bóng:
- Phân tích Adwords: CPC vs Chuyển đổi với tỷ lệ chia sẻ trên tổng số chuyển đổi.
- Thể hiện mối quan hệ giữa tuổi thọ, GDP bình quân đầu người và quy mô dân số.
Biểu đồ đám mây từ khóa toàn cầu (Word cloud chart)
Biểu đồ này thể hiện dưới dạng một hình ảnh trực quan. Giúp người xem dễ hình dung những từ khóa phổ biến nhất xuất hiện trong văn bản. Loại biểu đồ này có thể được sử dụng để hình dung mối quan hệ giữa các từ khác nhau xuất hiện cùng nhau hoặc nắm bắt xu hướng trên các từ phổ biến nhất.
Trường hợp có thể sử dụng biểu đồ đám mây từ khóa toàn cầu như: thể hiện Top 100 từ được khách hàng sử dụng trong phiếu dịch vụ khách hàng.
Biểu đồ Data Analyst biểu thị xu hướng
Biểu đồ đường (Line chart)
Đây là một trong những loại biểu đồ phổ biến hiện nay. Nó có ưu điểm trong việc giúp người xem nắm bắt các xu hướng trong một khoảng thời gian một cách dễ dàng.
Một số trường hợp sử dụng biểu đồ đường:
- Theo dõi doanh thu theo thời gian.
- Theo dõi lượng điện tiêu thụ (kwh).
- Theo dõi lượt tìm kiếm Google search.
Biểu đồ nhiều đường (Multi-line chart)
Giúp người xem nắm bắt nhiều biến số theo thời gian. Nó có thể bao gồm nhiều trục nhằm mục đích tạo ra sự so sánh giữa các đơn vị và phạm vi tỷ lệ khác nhau.
Biểu đồ nhiều đường được sử dụng trong các trường hợp như:
- So sánh cổ phiếu Apple so với Amazon theo thời gian.
- Trực quan hóa lượng tìm kiếm từ khóa Lebron so với từ khóa Steph Curry theo thời gian.
- Theo dõi và so sánh giá Bitcoin so với Ethereum theo thời gian.
Biểu đồ vùng (Area chart)
Hiển thị xu hướng thay đổi theo thời gian. Biểu đồ này có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý của người xem vào sự thay đổi của xu hướng đang diễn ra như thế nào.
Trường hợp sử dụng biểu đồ vùng:
- Thể hiện tổng doanh số bán hàng theo thời gian.
- Trực quan thời gian hoạt động của người dùng trên ứng dụng.
Biểu đồ vùng xếp chồng (Stacked area chart)
Đây là một trong những biến thể được sử dụng phổ biến nhất của biểu đồ vùng. Cách sử dụng tốt nhất của biểu đồ xếp chồng là theo dõi phân tích giá trị số theo nhóm con.
Các trường hợp sử dụng:
- Trực quan hóa thời gian hoạt động của người dùng theo phân khúc
- Theo dõi tổng doanh thu theo quốc gia
Biểu đồ đường cong (Spline chart)
Đây là phiên bản “mềm mại” hơn của biểu đồ đường. Điểm khác biệt nằm ở chỗ các điểm dữ liệu được kết nối với các đường cong mượt mà để giải thích cho các giá trị bị thiếu, trái ngược với các đường thẳng.
Trường hợp sử dụng biểu đồ đường cong như:
- Theo dõi lượng điện tiêu thụ theo thời gian.
- Thể hiện lượng khí thải CO2 theo thời gian.
Biểu đồ Data Analyst tỷ trọng
Biểu đồ tròn (Pie chart)
Đây là một trong những cách phổ biến nhất để hiển thị một phần cho toàn bộ dữ liệu. Nếu bạn muốn thể tỷ lệ phần trăm trực quan thì biểu đồ tròn là một phương án phù hợp.
Biểu đồ tròn được dùng trong các trường hợp:
- Các nhóm tuổi tham gia bầu cử
- Thị phần của các nhà cung cấp điện toán đám mây
Biểu đồ donut (Donut pie chart)
Đây là một biến thể của biểu đồ tròn. Điểm khác biệt là biểu đồ donut có một lỗ ở giữa giống như hình dạng bánh donut, giúp người xem dễ đọc hơn.
Trường hợp sử dụng biểu đồ donut:
- Thị phần hệ điều hành Android.
- Thể hiện doanh số hàng tháng theo kênh.
Biểu đồ nhiệt (Heat maps)
Biểu đồ nhiệt là biểu đồ hai chiều, sử dụng các sắc thái màu khác nhau để thể hiện xu hướng của dữ liệu.
Loại biểu đồ này được dùng để thể hiện:
- Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong năm.
- Theo dõi lượng sử dụng năng lượng của các phòng ban.
Biểu đồ cột chồng (Stacked column chart)
Loại biểu đồ này phù hợp nhất để so sánh các danh mục con trong dữ liệu phân loại. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng biểu đồ cột chồng để so sánh tỷ lệ phần trăm.
Các trường hợp sử dụng:
- Thể hiện tương quan doanh số theo quý và khu vực.
- So sánh tổng doanh số bán ô tô theo nhà sản xuất.
Biểu đồ treemap (Treemap charts)
Biểu đồ treemap có dạng hình chữ nhật 2D. Kích thước biểu đồ tỷ lệ thuận với giá trị được đo và có thể được sử dụng để hiển thị dữ liệu có cấu trúc phân cấp.
Trường hợp sử dụng biểu đồ treemap:
- Thể hiện doanh số bán hàng tạp hóa theo danh mục
- So sánh giá cổ phiếu theo ngành và công ty
Biểu đồ Data Analyst trực quan hóa flow
Biểu đồ sankey (Sankey chart)
Rất hữu ích cho việc biểu diễn các luồng trong hệ thống với biểu đồ sankey. Lưu lượng được biểu diễn là bất kỳ đại lượng nào có thể đo được.
Trường hợp sử dụng biểu đồ sankey:
- Thể hiện dòng năng lượng giữa các quốc gia
- Theo dõi khối lượng chuỗi cung ứng giữa các kho
Biểu đồ chord (Chord chart)
Hữu dụng trong việc trình bày các mối quan hệ hoặc luồng có trọng số giữa các nút. Đặc biệt, biểu đồ chord có khả năng làm nổi bật các luồng chi phối hoặc các luồng quan trọng khi trực quan.
Biểu đồ này thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Theo dõi sản lượng xuất khẩu giữa các quốc gia nhằm tìm kiếm các đối tác xuất khẩu lớn nhất.
- So sánh khối lượng chuỗi cung ứng giữa các kho hàng lớn nhất.
Biểu đồ mạng lưới (Network chart)
Tương tự như một đồ thị, biểu đồ mạng lưới bao gồm các điểm nút và các cạnh được kết nối với nhau. Nó minh họa mối quan hệ giữa các mục tiêu khác nhau.
Trường hợp sử dụng biểu đồ:
- Các sân bay khác nhau được kết nối trên toàn thế giới như thế nào.
- Phân tích nhóm bạn trên mạng xã hội.
Biểu đồ Data Analyst minh họa sự phân bổ
Biểu đồ tần số (Histograms)
Hiển thị sự phân phối của một biến. Nó chuyển đổi dữ liệu số thành các thùng dưới dạng cột. Trục x hiển thị phạm vi và trục y biểu thị tần số
Trường hợp sử dụng biểu đồ tần số:
- Phân phối thu nhập của nhân viên trong một tổ chức.
- Phân phối chiều cao trong một nhóm.
Biểu đồ nến (Box plot)
Hiển thị phân phối của một biến bằng cách sử dụng 5 thống kê tóm tắt chính: giá trị nhỏ nhất (min), phần tư thứ nhất, trung bình, phần tư thứ ba và giá trị lớn nhất (max).
Biểu đồ nến thường được dùng để biểu thị:
- Khả năng tiết kiệm xăng của các phương tiện.
- Thời gian đọc sách giữa các nhóm độc giả.
Biểu đồ violin (Violin plot)
Đây là một biến thể của biểu đồ nến. Biểu đồ violin cũng hiển thị đầy đủ dữ liệu bên cạnh tóm tắt số liệu thống kê.
Trường hợp sử dụng biểu đồ violin:
- Theo dõi thời gian ăn, uống ở nhà hàng theo nhóm tuổi.
- Thể hiện thời gian tác dụng của thuốc theo liều lượng.
Biểu đồ mật độ (Density plot)
Trực quan hóa sự phân phối bằng cách làm cho đường biểu diễn trở nên mềm mại và mượt mà hơn, giúp người đọc nắm bắt tốt hơn hình dạng phân phối của dữ liệu.
Biểu đồ này thường được sử dụng để thể hiện:
- Sự phân bổ giá niêm yết của khách sạn.
- So sánh điểm NPS (Net Promoter Score) theo phân khúc khách hàng.
Biểu đồ Data Analyst trực quan hóa một giá trị duy nhất
Thẻ (Card)
Thẻ rất phù hợp để biểu diễn và theo dõi KPI trong các dashboard, các bài thuyết trình.
Trường hợp sử dụng thẻ gồm:
- Doanh thu tính đến thời điểm hiện tại trên dashboard doanh số.
- Tổng số lượt đăng ký sau khuyến mãi.
Biểu đồ bảng (Table chart)
Loại biểu đồ này được khuyên nên sử dụng trên các dataset nhỏ bởi vì nó sẽ hiển thị dữ liệu dạng bảng trong một bảng.
Trường hợp sử dụng biểu đồ bảng:
- Bảng xếp hạng giám đốc điều hành.
- Lượt đăng ký trên mỗi webinar (hội thảo trực tuyến).
Biểu đồ đồng hồ tốc độ (Gauge chart)
Biểu đồ đồng hồ tốc độ thường được sử dụng trong các báo cáo dashboard điều hành để trình bày các KPI liên quan.
Trường hợp sử dụng biểu đồ này gồm:
- Thể hiện điểm NPS (Net Promoter Score).
- Tốc độ đạt doanh thu mục tiêu.
Kết luận về biểu đồ Data Analyst
Việc vận dụng các loại biểu đồ Data Analyst đa dạng và phù hợp sẽ giúp bạn trực quan hóa dữ liệu dễ dàng hơn, cũng như tạo ra sự hấp dẫn cho báo cáo của mình. Hy vọng bài viết của Smart Data đã giúp bạn “bỏ túi” thêm được nhiều loại biểu đồ hữu ích!