Các loại biểu đồ xu hướng (Trend chart) Data Analyst phải biết

Bởi Nguyễn Linh
0 Nhận xét

Việc thu thập và phân tích dữ liệu đã trở thành một phần quan trọng của quy trình ra quyết định. Dữ liệu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về xu hướng và biến động của thị trường. Cho phép chúng ta đưa ra các chiến lược hiệu quả và tối ưu hóa hoạt động của mình. Và để biểu thị dữ liệu một cách trực quan và dễ hiểu, các biểu đồ là công cụ hữu ích không thể thiếu. Trong bài viết này, Smart Data sẽ cùng bạn khám phá về các loại biểu đồ xu hướng trong Data Analyst. Cũng như các ứng dụng của biểu đồ trong thực tiễn!

Biểu đồ xu hướng dạng đường (Line chart)

Line chart là một dạng biểu đồ thống kê sử dụng các đường liền để biểu diễn sự thay đổi của một biến số theo thời gian hoặc theo một dãy giá trị. Biểu đồ này là một công cụ hữu ích để trực quan hóa các số liệu thống kê. Giúp người xem hiểu được xu hướng và sự biến đổi của dữ liệu theo thời gian.

Các ví dụ về việc sử dụng biểu đồ đường:

Theo dõi biến động giá cổ phiếu: Một công ty có thể sử dụng biểu đồ đường để theo dõi sự thay đổi của giá cổ phiếu hàng ngày. Cũng như xu hướng tăng giảm của giá trong một khoảng thời gian.

Phân tích xu hướng doanh thu: Doanh thu hàng tháng của công ty có thể được biểu diễn bởi biểu đồ đường. Cho công ty thấy được sự biến đổi của doanh thu theo thời gian, xu hướng tăng trưởng như thế nào.

Theo dõi thay đổi thời tiết: Các biểu đồ đường cũng có thể được sử dụng để hiển thị thay đổi thời tiết theo thời gian. Ví dụ: Nhiệt độ trung bình hàng ngày của một thành phố trong một tháng. Xu hướng tăng giảm nhiệt độ theo mùa.

Biểu đồ nhiều đường (Multi-line chart)

Multi-line chart là một loại biểu đồ sử dụng nhiều đường để biểu diễn trực quan nhiều hơn 1 biến số. Nó giúp so sánh sự thay đổi của các biến số trong cùng một khung thời gian. Biểu đồ này giúp người xem có một cái nhìn tổng quan về các biến số. Cũng như cho phép họ so sánh nhanh chóng xu hướng. Cũng như mức độ biến đổi của các biến số đó.

Dưới đây là một số ví dụ về việc sử dụng biểu đồ nhiều đường:

So sánh doanh thu của các sản phẩm khác nhau trong cùng một thời gian. Mỗi đường trên biểu đồ thể hiện doanh thu của một sản phẩm. Và việc doanh thu được thể hiện trực quan bằng các đường thẳng có màu sắc khác nhau giúp người xem thấy rõ được sự khác biệt giữa các sản phẩm.

Theo dõi chỉ số tài chính của nhiều công ty: Một nhà đầu tư có thể sử dụng biểu đồ nhiều đường để theo dõi và so sánh các chỉ số tài chính của nhiều công ty. Mỗi đường trên biểu đồ sẽ đại diện cho một công ty.

Theo dõi dữ liệu khoa học: Biểu đồ nhiều đường cũng được sử dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học để so sánh và phân tích sự thay đổi của nhiều biến số trong một nghiên cứu. 

Theo dõi dữ liệu y tế: Trong lĩnh vực y tế, biểu đồ này thường được sử dụng để theo dõi và so sánh các biến số sức khỏe. Ví dụ như tần suất bệnh, số ca tử vong, số lượng người dùng vaccine theo thời gian. Các đường trên biểu đồ có thể đại diện cho các vùng, các nhóm tuổi.

Biểu đồ xu hướng dạng vùng (Area chart)

Biểu đồ vùng (Area chart) là một loại biểu đồ thống kê. Nó sử dụng các khu vực màu để biểu diễn sự thay đổi của một biến số/ một nhóm biến số qua thời gian hoặc qua một dãy giá trị. Nó thường được sử dụng để hiển thị xu hướng và phân phối dữ liệu.

Biểu đồ vùng có thể được dùng trong các trường hợp:

Biểu diễn phân phối doanh thu theo các ngành khác nhau: Mỗi khu vực màu trên biểu đồ đại diện cho một ngành. Diện tích của khu vực màu thể hiện tỷ lệ doanh thu của từng ngành.

Theo dõi sự phân bố dân số: Biểu đồ vùng cũng có thể được sử dụng để thể hiện sự phân bố dân số của các khu vực, quốc gia hoặc châu lục. Giúp người xem nhìn thấy sự phân bố dân số và tập trung dân cư trong một khu vực.

Theo dõi chỉ số sức khỏe: Biểu đồ vùng cũng có thể được sử dụng để theo dõi chỉ số sức khỏe. Ví dụ như tần suất nhịp tim, mức độ áp lực máu. Hay mức độ đường trong máu theo thời gian. Khu vực màu trên biểu đồ sẽ biểu thị phạm vi giá trị của chỉ số sức khỏe. Giúp người xem nhìn thấy sự biến đổi và phân bố dữ liệu.

Biểu đồ vùng xếp chồng (Stacked area chart)

Đây là một trong những biến thể được sử dụng phổ biến nhất của biểu đồ vùng. Các khu vực màu của biến số được xếp chồng lên nhau tạo thành một biểu đồ tổng thể. Mỗi khu vực màu đại diện cho một biến số. Diện tích của khu vực màu thể hiện giá trị của biến số tại từng điểm dữ liệu.

Ví dụ: Biểu diễn doanh thu hàng tháng từ ba dòng sản phẩm khác nhau. Trục ngang sẽ đại diện cho các tháng trong năm. Trục đứng sẽ đại diện cho doanh thu. Các khu vực màu được xếp chồng lên nhau sẽ biểu thị doanh thu của từng dòng sản phẩm. Nhờ đó, biểu đồ cho phép người xem nhìn thấy tổng doanh thu. Cũng như cách mỗi dòng sản phẩm đóng góp vào tổng doanh thu hàng tháng như thế nào.

Các trường hợp khác có thể ứng dụng biểu đồ vùng xếp chồng như:

  • Phân tích cấu trúc dân số theo nhóm tuổi và giới tính. 
  • Biểu diễn phân phối nguồn lực nhân sự theo phòng ban, chức vụ hoặc kỹ năng.
  • Phân tích chi tiêu cá nhân như tiền nhà, mua sắm, ăn uống, giải trí,…
Các loại biểu đồ Data Analyst khác: Tổng hợp 26 biểu đồ Data Analyst giúp so sánh trực quan dễ dàng

Biểu đồ xu hướng đường cong (Spline chart)

Spline chart là phiên bản “mềm mại” hơn của biểu đồ đường. Điểm khác biệt nằm ở chỗ các điểm dữ liệu được kết nối liên tục bằng các đường cong mượt. Qua đó biểu diễn sự biến đổi liên tục của dữ liệu theo thời gian/ một dãy giá trị.

Data Analyst có thể dùng biểu đồ đường cong trong các trường hợp:

Theo dõi số lượng truy cập website trong thời gian diễn ra chiến dịch marketing: Biểu đồ sẽ giúp doanh nghiệp nhìn thấy sự biến đổi hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng của traffic. Xác định những thời điểm cao điểm hoặc yếu điểm của lưu lượng truy cập. Điều này giúp marketer nhìn thấy hiệu quả của chiến dịch. Đồng thời điều chỉnh chiến lược marketing của mình nếu cần.

Giúp HR theo dõi nhân sự: Ví dụ như số lượng nhân viên, tỷ lệ nghỉ việc. Hay chỉ số hài lòng nhân viên theo thời gian,… HR cũng có thể dùng biểu đồ đường cong để theo dõi xu hướng tăng trưởng nhân viên mới trong công ty. Từ đó xác định thời điểm cao điểm tuyển dụng.

Kết luận về biểu đồ xu hướng

Biểu đồ xu hướng được sử dụng để hiển thị xu hướng dữ liệu theo thời gian. Qua việc phân tích và diễn giải các biểu đồ xu hướng. Data Analyst có thể tìm ra các xu hướng, mô hình và sự biến đổi quan trọng trong dữ liệu. Điều này cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc và thông tin giá trị để hỗ trợ chiến lược kinh doanh.

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn các thông tin hữu ích. Ghé Smart Data thường xuyên để cập nhật các kiến thức hữu ích về Data Analyst!

Bài viết liên quan

Để lại nhận xét

Copyright @2022 – Bản quyền thuộc Học viện dữ lệu Smart Data