Hướng dẫn cài đặt Power BI trên MacOS

Bởi Kiên Smart Data
0 Nhận xét
Cài đặt Power BI trên MacOS

Trong bài viết này, Smartdata sẽ hướng dẫn bạn cách để cài đặt Power BI cho MacOS thông qua giả lập VMWare một cách đơn giản, nhanh chóng và miễn phí. 

Cài đặt giả lập Windows cho MacOS

Chắc hẳn các bạn đều biết giới hạn của hệ điều hành MacOS là sử dụng các phần mềm đến từ nhà Microsoft như là Power BI, Power Automate, SQL Server,…

Để sử dụng các phần mềm trên, việc cài đặt hệ điều hành giả lập chắc không còn xa lạ gì đối với các máy tính của Apple.

Các bạn có thể tham khảo bài viết cài đặt Power BI tại đây sau khi cài đặt hệ điều hành giả lập.

Lưu ý: Máy tính của bạn nên có khoảng 80gb để phần mềm vận hành một cách ổn định.

Về phần mềm VMware Fusion Pro

Đây là phần mềm giả lập phổ biến với phiển bản cập nhật gần đây nhất đã cho phéo sử dụng miễn phía với bất kỳ ai muốn tải xuống để sử dụng cho múc đích cá nhân.

Vào cuối năm 2022, VMware chính thức ra mắt hỗ chỡ chạy Windows 11 trên máy Mac Apple Silicon trong phiên bản thứ 13. Và cuối nămm 2023, VMware đã chính được được Broadcome mua lại.

Cách tải VMware Fusion Pro 13 trên Mac miễn phí

Bước 1: Tạo tài khoản trên Broadcom và đăng nhập

  • Truy cập link sau để tạo tài khoản: https://support.broadcom.com/
  • Nhấp vào Đăng ký (Register) ở góc trên cùng bên phải và tạo tài khoản nếu bạn chưa có
  • Đăng nhập bằng tài khoản vừa tạo (lưu ý, hãy chọn Remember me ở bước điền username)

Bước 2: Tải VMware Fusion Pro 13

Đăng nhập vào tài khoản bạn vừa đăng ký ở trên.

  • Tiếp theo, click vào biểu tượng tải xuống
  • Điền thông tin yêu cầu trước khi tải và chọn Submit
  • Sau khi Submit, bạn sẽ được chuyển hướng về trang hiển thị phiên bản Fusion đã chọn trước đó, sau đó chọn biểu tượng tải xuống để bắt đầu tiến hành tải phần mềm về máy.
  • Tiến hành cài đặt VMware Fusion Pro như cài đặt phần mềm bình thường trên Mac.

Cài đặt Windows 11 trên MacOS

Bước 1: Tải Windows về máy

Bạn có thể tùy chọn các phiên bản Windows khác nhau. Ở đây, chúng mình chọn Windows 10.

Để cài đặt Windows 11 trên thiết bị tương thích với ARM, bạn sẽ cần phiên bản ARM của Windows 11. Bạn có thể sử dụng UUP Dump để tải xuống Windows 11 ARM64 ISO cho các bản build mới nhất và cũ hơn. Bạn cũng có thể sử dụng nó để tải xuống Windows 11 Insider ISO mà không cần tham gia chương trình nội bộ.

Để tải xuống Windows 11 ARM ISO, hãy làm như sau:

  • Khi trang tìm kiếm xuất hiện, hãy tìm bản build Windows 11 ARM64 và nhấp vào bản build bạn muốn tải xuống. Hãy  đảm bảo rằng đó là bản build arm64 chứ không phải x64 tiêu chuẩn
  • Trên trang tiếp theo, nhấp vào menu drop-down Language và chọn ngôn ngữ ưa thích của bạn. Nếu muốn tiếng Anh thì để mặc định.
  • Bấm Next.
  • Bây giờ, bạn cần chọn phiên bản để tải xuống. Chọn Windows Home và nhấp vào Next.
  • Tiếp theo, bên dưới Download method, hãy chọn Download and convert to ISO.
  • Tiếp theo, bên dưới Conversion options, hãy chọn Include updates và để nguyên cài đặt mặc định cho các tùy chọn khác.
  • Ở bên phải, bạn có thể xem thông tin về gói ISO, bao gồm tổng kích thước tải xuống, v.v…
  • Để tải xuống file ISO, nhấp vào Create download package. UUP Dump sẽ tải xuống file zip chứa gói tải xuống ISO vào ổ cứng của bạn.
  • Giải nén file zip để định vị các file bên trong.
  • Tiếp theo, nhấp đúp vào file uup_download_windows.cmd. Nếu bạn thấy Microsoft Defender SmartScreen, hãy nhấp vào More Info > Run anyway.
  • UUP Dump sẽ chạy script trong Windows Terminal và tải xuống các file cần thiết. Sau khi tải xuống, cửa sổ Terminal sẽ chuyển sang màu xanh lam, cho biết quá trình build ISO đang được tiến hành.
  • Khi lời nhắc xuất hiện, nhấn 0 để thoát.

UUP Dump sẽ lưu ISO vào thư mục được giải nén ban đầu của bạn.

Bước 2: Cài đặt Windows cho MacOS trên phần mềm VMWARE  

  • Mở VMware, bạn sẽ thấy màn hình hiển thị Select the Installation Method. Kéo Windows 11 for ARM64 ISO mà bạn vừa tải trước đó vào khu vực Install from disc or imagesau đó nhấp Continue.

Tiếp tục làm theo các bước dưới đây:

  • Bạn sẽ được chuyển đến màn hình Choose Firmware Type, giữ nguyên lựa chọn mặc định UEFI và chọn Continue.
  • Tiếp đến ở màn hình Choose Encryption screen, nhấp Auto Generate Password để tự động tạo mật khẩu (hãy nhớ lưu lại mật khẩu) hoặc bạn có thể tự tạo mật khẩu của mình, sau đó chọn Continue.
  • Sau đó ở màn hình Finish page, nhấp Customize Settings, đặt tên cho Virtual Machine của bạn và chọn Save.
  • Tiếp theo, chúng ta sẽ cần cài đặt cấu hình cho Processors and Memory.
  • Sau khi cài đặt xong cấu hình, ở màn hình của Virtual Machine, sẽ cuất hiện biểu tượng nút Play, bạn hãy click vào biểu tượng đó.
  • Bấm bất kì một phím để tiếp tục khi thấy trên màn hình xuất hiện Press any key to boot from CD prompt.
  • Windows sẽ khởi động vào tiện ích thiết lập. Chọn Next và click Install now.
  • Sau đó Windows 11 sẽ bắt đầu tiến hành thiết lập, ở màn hình thiết lập Windows ban đầu, chọn I don’t have a product key (trừ khi bạn có nhé).
  • Rồi chọn Windows 11 Home
  • Khi đến màn hình Which type of installation do you want? Chọn Custom Install Windows only (advanced).
  • Tiếp đến ở màn hình Where do you want to install Windows?, click Next.
  • Windows Setup sẽ bắt đầu quá trình copy files, cài đặt Windows 11 và sau khi hoàn tất sẽ tự động khởi động lại.

Cài đặt network và display drivers cho Win 11 trên MacOS

Windows cho ARM không bao gồm trình điều khiển mạng ảo VMXNet3, vì vậy bạn sẽ cần bỏ qua bước đăng ký mạng để thiết lập Windows thành công. Khi Windows ở Màn hình chính, chúng ta sẽ sử dụng PowerShell để có thể cài đặt các công cụ VMware, sau đó sẽ cài đặt các trình điều khiển mạng và hiển thị cần thiết.

  • Khi ở trên trang Is this the right country or region?, hãy nhấn Shift+F10 hoặc Fn+Shift+F10 để mở Windows Command Prompt.
  • Sau đó gõ và chạy lệnh như sau: OOBE\BYPASSNRO
  • Windows sẽ khởi động lại quá trình Windows Setup. Tiếp tục chọn Quốc gia và bố cục bàn phím như bình thường.
  • Đến bước Let’s connect you to a network, chọn I don’t have internet và click Continue with limited setup ở bước tiếp theo.
  • Nhập tên và chọn Next. Bỏ qua bước thiết lập mất khẩu nếu bạn không cần, sau đó chọn Next.
  • Tiếp theo, bỏ chọn tất cả các privacy settings và chọn Accept. Windows sẽ tiếp tục tiến trình cài đặt còn lại. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ thấy màn hình Window Desktop.
  • Ở màn hình Desktop, bấm Start Menu, gõ “PowerShell” trong thanh tìm kiếm, chuột phải và chọn Run as administrator.
  • Ở cửa sổ PowerShell command prompt, gõ và chạy lệnh sau: Set-ExecutionPolicy RemoteSigned
  • Bạn sẽ được hỏi nếu bạn có muốn thây đổi execution policy. Gõ “A” để Yes to All, sau đó đóng PowerShell.
  • Ở trên thanh menu của Mac, chọn Virtual Machine → Install VMware Tools. Tiếp theo, cửa sổ cài đặt VMware sẽ xuất hiện, bạn chọn Install để tiến hành mount ổ đĩa ảo DVD-ROM drive.
  • Sau đó, mở Widows Explorer và chọn DVD drive. Kéo xuống cho đến khi bạn thấy “setup”, chuột phải sau đó chọn Run with PowerShell, rồi chọn Yes ở pop-up User Account Control.

  • Cửa sổ Powershell sẽ được mở và VMware Tools sẽ tiến hành cài đặt VMXNet3 driver package và SVCGA driver package. Khi thấy xuất hiện Press any key to continue, bạn bấm phím bất kì để đóng Powersheell.
  • Như vậy quá trình cài đặt network và display drivers đã hoàn tất.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành cài đặt giả lập Windows cho MacOS. Sau đây, SmartData sẽ hướng dẫn bạn tiếp tục cài đặt Power BI trên giả lập Windows nhé.

Cài đặt Power BI cho MacOS qua giả lập

Bước 1: Tải về Power BI Desktop

Truy cập vào link sau: https://powerbi.microsoft.com/en-us/downloads/.

Kéo xuống và tìm đến mục Microsoft Power BI Desktop -> Chọn Download

Sau khi chọn Download, trình duyệt sẽ tự động mở Microsoft Store -> Chọn Get

Bước 2: Khởi động Power BI. 

Sau khi cài đặt xong, chọn Open và Power BI sẽ được khởi chạy. 

Vậy là bạn đã thành công cài đặt Power BI cho MacOS mà không cần khởi động lại máy mỗi khi sử dụng. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ bài viết tới những người bạn sử dụng hệ điều hành MacOS của mình bạn nhé.

Vậy là bạn đã thành công cài đặt Power BI cho MacOS mà không cần khởi động lại máy mỗi khi sử dụng. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ bài viết tới những người bạn sử dụng hệ điều hành MacOS của mình bạn nhé.

Bài viết liên quan

Để lại nhận xét

Copyright @2022 – Bản quyền thuộc Học viện dữ lệu Smart Data