Biểu đồ tỷ trọng doanh thu và dữ liệu thị phần cho Data Analyst

Bởi Nguyễn Linh
0 Nhận xét

Việc hiểu rõ về tỷ trọng doanh thu và dữ liệu thị phần là một yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và sự biến đổi liên tục của thị trường. Và để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và trực quan hơn về các yếu tố này. Hãy cùng khám phá những biểu đồ mạnh mẽ trong trực quan hóa dữ liệu dành cho Data Analyst: biểu đồ tỷ trọng doanh thu và dữ liệu thị phần!

Biểu đồ tròn (Pie chart)

Đây là một trong những cách phổ biến nhất để biểu diễn phân chia tỷ lệ phần trăm của các thành phần hoặc phân loại khác nhau trong một tập dữ liệu. Trong đó các phần tử được chia thành các cung của vòng tròn. Mỗi cung thể hiện tỷ lệ phần trăm tương ứng.

Biểu đồ tròn giúp người xem nhìn thấy tỷ lệ tương quan giữa các thành phần. Cũng như thể hiện mức độ quan trọng của từng phần trong tổng thể. Dưới đây là một số ví dụ về việc sử dụng biểu đồ tròn:

Quản lý chi tiêu cá nhân: Biểu đồ tròn có thể được sử dụng để biểu diễn các khoản chi tiêu cá nhân. Như thể hiện tỷ lệ chi tiêu cho tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, ăn uống, giải trí. Điều này giúp người dùng nhìn thấy mức độ chi tiêu của mình trong từng lĩnh vực. Từ đó quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn.

Trực quan hóa nguồn doanh thu: Doanh nghiệp sử dụng biểu đồ tròn để hình dung tổng quan về nguồn doanh thu trong 1 thời gian. Như doanh thu từ bán hàng trực tiếp tại điểm bán, kênh online, thương mại điện tử,… Từ đó quyết định nên tập trung chiến lược vào kênh bán hàng trọng điểm.

Tìm hiểu 25 mẹo trực quan hóa dữ liệu (Data visualization) cho fresher Data Analyst

Biểu đồ donut (Donut pie chart)

Donut pie chart là một biến thể của biểu đồ tròn. Nó có một vòng trống ở giữa, tạo ra hình dạng giống một chiếc bánh donut. Donut pie chart tương tự như biểu đồ tròn. Nhưng khoảng trống ở giữa giúp tăng cường khả năng hiển thị thông tin. Trong một số trường hợp, nó tạo cảm giác thẩm mỹ hơn cho người xem.

Biểu đồ donut thường được sử dụng để biểu diễn phân chia tỷ lệ phần trăm của các thành phần. Dưới đây là một số ví dụ về việc sử dụng biểu đồ donut:

Phân tích thị trường bất động sản: Trong lĩnh vực bất động sản, biểu đồ donut có thể được sử dụng để biểu diễn tỷ lệ các loại hình bất động sản. Ví dụ như căn hộ, nhà phố, biệt thự, văn phòng. Vòng trống bên trong có thể được sử dụng để biểu diễn các loại hình bất động sản đặc biệt. Bao gồm chung cư cao cấp, khu dân cư, căn hộ dịch vụ.

Phân tích thị trường sản phẩm: Biểu đồ donut cũng có thể được sử dụng trong lĩnh vực tiếp thị. Mục đích để biểu diễn tỷ lệ phần trăm thị trường của các sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Ví dụ, một công ty có thể sử dụng biểu đồ donut để thể hiện tỷ lệ phần trăm thị phần của các sản phẩm trong một ngành công nghiệp như:

  • Điện thoại di động: điện thoại thông minh, điện thoại phổ thông,….
  • Thị trường thực phẩm: thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, thực phẩm đóng hộp,…
Tìm hiểu về dashboard phân tích và các loại dashboard dành cho Junior Data Analyst tại đây!

Biểu đồ nhiệt (Heat maps)

Heat maps hiển thị dữ liệu bằng cách sử dụng màu sắc để biểu thị giá trị của từng ô trong một ma trận hoặc lưới dữ liệu. Mỗi ô trong biểu đồ nhiệt đại diện cho một giá trị và được đánh dấu bằng một màu sắc tương ứng.

Biểu đồ nhiệt thường được sử dụng để hiển thị mức độ tương quan hoặc sự phân bố của dữ liệu trong một tập dữ liệu lớn. Nó giúp chúng ta nhìn thấy các mẫu, xu hướng và điểm nổi bật trong dữ liệu một cách trực quan, dễ hiểu.

Bạn có thể sử dụng biểu đồ nhiệt để biểu diễn nhiệt độ trung bình hàng tháng trong năm. Giả sử chúng ta thu thập được dữ liệu về nhiệt độ trung bình tương ứng với từng tháng. Ta sử dụng các ô đại diện cho một tháng trong năm với màu sắc tương ứng nhiệt độ. Ví dụ, tháng 7 và tháng 8 sẽ có ô màu sắc đậm nhất. Nó biểu thị cho nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm. Trong khi tháng 1 và tháng 12 sẽ có ô màu sắc nhạt nhất. Nó biểu thị cho nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm.

Biểu đồ cột chồng (Stacked column chart)

Bạn có thể biểu thị dữ liệu theo các cột chồng lên nhau với Stacked column chart. Mỗi cột trong biểu đồ đại diện cho một nhóm dữ liệu. Và chiều cao của cột biểu thị giá trị tương ứng của từng nhóm. Các cột chồng lên nhau sẽ tạo thành tổng giá trị của các nhóm.

Nhờ đó, biểu đồ cột chồng giúp Data Analyst so sánh tỷ lệ phần trăm/giá trị tương đối giữa các nhóm trong một tập dữ liệu. Nó giúp chúng ta nhìn thấy sự phân bố của dữ liệu. Cũng như mức độ đóng góp của từng nhóm vào tổng thể một cách trực quan.

Biểu đồ cột chồng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số lĩnh vực thường sử dụng biểu đồ này:

  • Tài chính và kế toán: Các công ty, ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính sử dụng biểu đồ cột chồng để biểu diễn tổng tài sản, tổng nợ, và vốn chủ sở hữu. 
  • Bán lẻ và doanh số bán hàng: Sử dụng biểu đồ cột chồng để biểu diễn doanh số bán hàng theo từng loại sản phẩm hoặc phân loại khác nhau. 
  • Quản lý nhân sự: Biểu diễn phân bố nhân sự theo các phòng ban, vị trí, hoặc kỹ năng. 

Biểu đồ treemap (Treemap charts)

Treemap là một loại biểu đồ dùng để hiển thị cấu trúc dữ liệu phân cấp hoặc phân tán trong một hình chữ nhật. Nó sử dụng các hình chữ nhật để biểu thị các nhóm dữ liệu. Kích thước của các hình chữ nhật thể hiện giá trị tương ứng.

Cách thức hoạt động của biểu đồ treemap là chia hình chữ nhật lớn thành các hình chữ nhật con có tỷ lệ phần trăm tương ứng với giá trị của dữ liệu. Màu sắc thường được sử dụng để thể hiện giá trị hoặc thuộc tính khác.

Một số trường hợp Data Analyst có thể ứng dụng biểu đồ treemap như:

  • Thể hiện doanh số bán hàng tạp hóa theo danh mục
  • So sánh giá cổ phiếu theo ngành và công ty
  • Biểu diễn phân bố sản lượng, hàng tồn kho
  • Thể hiện sự phân bổ tài nguyên trong lĩnh vực giáo dục 
  • Phân tích dữ liệu khách hàng và thị trường theo địa lý
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 26 loại biểu đồ dành cho Data Analyst

Kết luận về biểu đồ tỷ trọng doanh thu 

Trên đây là một số ví dụ về cách sử dụng các biểu đồ tỷ trọng doanh thu và dữ liệu thị phần trong các lĩnh vực khác nhau. Bằng cách sử dụng các biểu đồ mạnh mẽ này, bạn có thể nắm bắt được xu hướng. Hay phân tích tỷ trọng và dữ liệu thị phần. Từ đó đưa ra các quyết định chiến lược cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Hy vọng bài viết này giúp các bạn Data Analyst hiểu rõ hơn và có thể áp dụng các biểu đồ trên vào trực quan hóa dữ liệu hiệu quả. Theo dõi Smart Data để cập nhật những thông tin hữu ích dành cho Data Analyst!

Bài viết liên quan

Để lại nhận xét

Copyright @2022 – Bản quyền thuộc Học viện dữ lệu Smart Data