Operational Dashboard là gì? 5 bước tạo Operational Dashboard

Bởi Nguyễn Linh
0 Nhận xét

Operational Dashboard là một trong những công cụ quản lý hiệu suất tổ chức quan trọng nhất hiện nay. Quản lý và nhân viên có thể dễ dàng giám sát các hoạt động hàng ngày của tổ chức. Từ đó đưa ra các quyết định kịp thời để giải quyết các vấn đề phát sinh. Đồng thời và cải thiện hiệu suất tổ chức. Cùng Smart Data tìm hiểu chi tiết về Operational Dashboard và các ví dụ cụ thể trong bài viết dưới đây!

Operational Dashboard là gì?

Dashboard vận hành (Operational Dashboard) là một công cụ quản lý hiệu suất tổ chức. Được sử dụng để giám sát các hoạt động hàng ngày của tổ chức, phân tích và đo lường hiệu suất. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về các dữ liệu và số liệu quan trọng. Dashboard này thường được quản lý bởi những người ra quyết định cấp dưới. Sử dụng trong việc theo dõi các quy trình hoạt động.

Bằng việc cung cấp các báo cáo hoạt động chi tiết. Operational Dashboard cảnh báo về các trường hợp cần cảnh giác dựa trên dữ liệu thời gian thực. Từ đó giúp phòng ban chủ động trong việc xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.

Ngày nay, dữ liệu nhanh và chính xác đã trở nên rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Và các Operational Dashboard thường được thiết kế với giao diện trực quan và dễ sử dụng, tương tác. Cho phép người dùng có thể tìm thấy thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Hướng dẫn 5 bước tạo Operational Dashboard

Bước 1 – Xác định các mục tiêu và KPIs: Để đảm bảo Operational Dashboard của bạn phản ánh chính xác hiệu suất của tổ chức, bạn cần xác định các mục tiêu và KPIs quan trọng để đo lường.

Bước 2 – Chọn các công cụ phù hợp: Chọn các công cụ phù hợp để thu thập và phân tích dữ liệu. Bao gồm các công cụ như Google Analytics, Salesforce. Hoặc các công cụ phân tích dữ liệu tùy chỉnh.

Bước 3 – Thiết kế dashboard: Thiết kế dashboard với giao diện trực quan và dễ sử dụng. Giúp người dùng có thể nhanh chóng tìm thấy thông tin cần thiết và phản hồi kịp thời các vấn đề quan trọng.

Bước 4 – Tích hợp dữ liệu: Tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau vào dashboard của bạn. Nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn về hiệu suất của tổ chức.

Bước 5 – Kiểm tra và đánh giá: Kiểm tra và đánh giá dashboard của bạn. Đảm bảo rằng nó phản ánh chính xác hiệu suất của tổ chức và cung cấp các thông tin quan trọng. Giúp quản lý và nhân viên có thể thực hiện các quyết định và hành động cần thiết.

Đọc thêm: Strategic Dashboard là gì? Tại sao CEO dùng dashboard này?

Ví dụ về các dạng Operational Dashboard Data Analyst phổ biến

Dashboard KPI vận hành Marketing

Dashboard KPI vận hành Marketing
Dashboard KPI vận hành Marketing

Ví dụ đầu tiên là mẫu dashboard vận hành hàng đầu cho bộ phận Marketing. Nó cho thấy hiệu suất của 3 chiến dịch trong 12 tuần qua. Nó cung cấp thông tin cho bộ phận Marketing về giá mỗi lần mua. Hay tổng số lần nhấp, tổng số đơn hàng và tổng số tiền chi tiêu trong chiến dịch cụ thể. Bất kỳ thay đổi quan trọng nào sẽ ngay lập tức được cảnh báo cho nhóm Marketing. 

Tại sao dashboard Data Analyst này hữu ích? Bởi vì bộ phận Marketing có thể điều chỉnh và tối ưu hóa các hoạt động vận hành của mình dựa trên dữ liệu thời gian thực. Không cần phải đợi các báo cáo và phân tích truyền thống được trình bày trong bảng tính.

Dashboard phương thức sản xuất

Dashboard vận hành là một công cụ hữu ích để giám sát quá trình sản xuất. Ví dụ: Dashboard dưới đây cung cấp thông tin tổng quan và chi tiết về hoạt động sản xuất. Bao gồm khối lượng, số lượng đặt hàng, hàng trả lại và hiệu suất máy móc. Việc nắm được những thông tin này giúp nhà sản xuất phát hiện vấn đề tiềm ẩn. Sau đó tìm giải pháp để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Dashboard phương thức sản xuất
Dashboard phương thức sản xuất

Xem chi tiết dashboard trên, ta nhìn thấy khối lượng sản xuất và số lượng đặt hàng. Giúp bạn nắm những được thông tin cần thiết về sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm.

So sánh khối lượng sản xuất với số lượng đặt hàng cũng cho phép bạn theo dõi xem quá trình sản xuất của bạn có hiệu quả không. Song song với các số liệu này là hiệu suất của máy móc. Bạn xác định được máy nào đang hoạt động hiệu quả nhất. Máy nào sắp tới lịch bảo trì. 

Bên cạnh đó, bạn cũng theo dõi được số đơn hàng hoàn trả. Tỷ lệ đơn hoàn trả cao hơn có nghĩa là bạn đang chưa cung cấp dịch vụ tốt nhất. Một cách để giữ tỷ lệ này ở mức thấp nhất là bạn hãy xem xét kỹ hơn lý do trả lại hàng. Từ đó giải quyết các vấn đề để tình trạng này không tiếp tục xảy ra.

Tìm hiểu thêm về 3 loại dashboard Data Analyst mà Junior muốn pass job phải biết

Logistics dashboard

Ví dụ tiếp theo của chúng ta là dashboard hậu cần (logistics dashboard). Được sử dụng để theo dõi tất cả các khía cạnh liên quan đến xử lý đơn hàng. Một quy trình từ thu thập sản phẩm, đóng gói, vận chuyển đến khách hàng. Các số liệu chi tiết đều có thể theo dõi trên dashboard. Từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các quy trình chính và tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Logistics dashboard
Logistics dashboard

Công cụ báo cáo này được chia thành bốn yếu tố chính của logistics. Bao gồm: tài chính, hiệu quả, sử dụng và chất lượng. Mỗi yếu tố được so sánh với mục tiêu về hiệu suất của tháng trước làm điểm chuẩn để cải thiện. 

Kết luận về Operational Dashboard

Như vậy, Operational Dashboard là một công cụ quan trọng để quản lý hiệu suất tổ chức. Tuy nhiên, để sử dụng Operational Dashboard một cách hiệu quả, Data Analyst cần lưu ý đến việc thiết kế dashboard phù hợp và đảm bảo tích hợp dữ liệu chính xác. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này của Smart Data, bạn có thể hiểu rõ hơn về loại dashboard này và sử dụng nó một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Để lại nhận xét

Copyright @2022 – Bản quyền thuộc Học viện dữ lệu Smart Data