Hướng dẫn tự học Tableau – P7 – Các thuật ngữ cơ bản

Bởi Kiên Smart Data
0 Nhận xét
Tableau

Phần tiếp theo trong series ”Hướng dẫn tự học Tableau“, SmartData sẽ giới thiệu đến các bạn các thuật ngữ thường dùng trong ngành dữ liệu.

Giới Thiệu

Để trờ 1 công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ như ngày nay, Tableau được trang bị những thuật ngữ và định nghĩa vô cùng độc đáo. Bạn cần phải nắm được ý nghĩa chúng trước khi sử dụng các tính năng trong Tableau. Bảng sau đây sẽ chứa đầy đủ các thuật ngữ thường dùng kèm theo các định nghĩa chi tiết.

NoThuật Ngữ và Giải Thích
1Alias – Tên thay thế
được định nghĩa như là 1 tên thay thế. Bạn có thể đặt tên thay thế cho trường (field) hoặc biến định danh (dimension).
alias
2Bin
là một khái niệm để chỉ 1 nhóm các khoảng rời rạc được tạo ra từ dữ liệu liên tục. Ví dụ, bạn có trường “điểm số” có giá trị từ 0-10, bạn sẽ chia khoảng giá trị đó thành các nhóm nhỏ (0-2, 2-4, 4-6,…vv). Các nhóm nhỏ này sẽ được gọi là Bin.
bin
3Bookmark
là 1 tệp có định dạng .tbm nằm ở thư mục Bookmarks trong Tableau. Nó chỉ chứa 1 trang tính duy nhất. Tương tự như bookmarks trong trình duyệt web, tệp .tbm rất tiện dụng trong việc hiển thị nhanh các bản phân tích.
bookmark
4Calculated Field
là một trường dữ liệu được bạn tạo ra bằng cách sử dụng các công thức để tính toán và tổng hợp các trường dữ liệu có sẵn trong nguồn dữ liệu.
calculatedf
5Crosstab
là 1 chế độ xem dữ liệu dưới dạng bảng. Nó dùng bảng để thể hiện sự liên kết của các trường dữ liệu hoặc các biến định danh.
crosstab
6Dashboard – Bảng tính
là 1 sự kết hợp của nhiều biểu đồ trên 1 trang duy nhất. Ta sử dụng Dashboard để so sánh và giám sát nhiều dữ liệu cùng 1 lúc.
7Data Pane – Bảng dữ liệu
là 1 bảng nằm ở phía bên trái thể hiện các trường dữ liệu từ nguồn dữ liệu đã được kết nối với Tableau. Bảng này chia ra làm 2 khu vực dành cho các biến định danh (Dimensions) và các biến định lượng (Measures). Bảng này cũng thể hiện các trường dữ liệu tuỳ chỉnh như là các calculation, các bin và các group. Bạn sẽ vẽ các biểu đồ bằng cách kéo thả các trường từ bảng này lên các kệ (shelves).
datapane
8Data Source Page – Trang dữ liệu nguồn
Trang dữ liệu nguồn là nơi mà bạn sẽ chuẩn bị nguồn dữ liệu. Trang này sẽ gồm 4 khu vực chính: Khu vực bảng bên trái (left pane), khu vực kết nối(join area), khu vực xem trước (preview area) và khu vực xem cấu trúc dữ liệu (metadata area
datasourcepage
9Dimension – Biến định danh
Biến định danh. Là các trường chứa những dữ liệu rời rạc có chức năng phân cấp và không thể được tính toán. Ví dụ, các trường như customer names, customer segments hoặc dates là những biến định danh.
dimension
10Extract – Trích xuất
Trích xuất là 1 tập hợp con được lưu trữ từ nguồn dữ liệu chính. Bạn có thể tạo một trích xuất bằng cách tinh chỉnh các bộ lọc và giới hạn liên quan đến các dữ liệu mà bạn muốn trích xuất.
extract
11Filters Shelf – Ngăn bộ lọc
là 1 ngăn nằm ở phía bên trái của trang tính có chức năng loại bỏ các dữ liệu không cần thiết ra khỏi biểu đồ bằng cách sử dụng bộ lọc dựa trên các biến định danh và biến định lượng.
filtershelf
12Format Pane – Bảng định dạng
Bảng này chứa các tuỳ chỉnh định dạng cho toàn bộ trnag tính hoặc các trường dữ liệu riêng biệt. Khi được mở ra, bảng định dạng này sẽ xuất hiện phía bên trái của trang tính.
formatpane
13Level Of Detail (LOD) Expression – Biểu thức phân cấp
Đây là 1 cú pháp hỗ trợ tổng hợp các trường ở các mức độ cụ thể. Với LOD expression , bạn có thể đính kèm 1 hoặc nhiều các biến định danh với bất kì biểu thức tổng hợp nào.
LOD
14Marks
là 1 phần của biểu đồ có chức năng điều chỉnh trực quan 1 hoặc nhiều trường dữ liệu trong biểu đồ. Mark có thể là 1 thanh bar, 1 đường hoặc 1 ô vuông. Bạn cũng có thể điều chỉnh loại, màu sắc và kích thước của mark.
15Marks Card
là 1 khu vực ở bên trái của biểu đồ, nơi bạn có thể tuỳ chỉnh các tuỳ chọn về loại, màu sắc, kích cỡ, hình dạng, đề mục, chú thích và các chi tiết cho các trường dữ liệu.
markcard
16Pages Shelf
Đây là 1 kệ nằm ở phía trên trái của biểu đồ được sử dụng để chia biểu đồ thành các trang dựa trên số trường và các giá trị, có thể là liên tục hoặc rời rạc. Việc thêm 1 trường vào kệ Pages tương tự như việc thêm trường vào kệ Rows, ngoại trừ việc đối với Rows Shelf, 1 trang biểu đồ mới sẽ được tạo ra ứng với mỗi row mới.
17Rows Shelf
Kệ rows nằm ở vị trí trên cùng của trang tính được sử dụng để tạo thành các dòng cho 1 bảng dữ liệu. Kệ này có thể chứa không giới hạn các biến định danh và các biến định lượng. Khi bạn thêm 1 biến định danh vào kệ Rows, Tableau sẽ tạo ra đề mục cho từng thành phần trong biến. Khi bạn thêm 1 biến định lượng vào kệ Rows, Tableau sẽ tạo ra các trục định lượng cho biến định lượng đó.
18Shelves – Các kệ
là các khu vực được đặt tên nằm ở phía bên trái và bên trên của bảng tính. Bạn xây dựng biểu đồ bằng cách đặt các trường dữ liệu vào các kệ. Một số kệ chỉ hoạt động khi bạn chọn 1 số kiểu Mark nhất định. Ví dụ, kệ Shape chỉ kích hoạt khi bạn chọn kiểu Mark tên Shape.
shelfs
19Workbook – Tệp làm việc
Là một tệp với định dạng .twb chứa 1 hoặc nhiều trang tính (worksheet) ( có thể chứa cả bảng tính – dashboard và câu chuyện – story)
20Worksheet – Trang tính
1 trang tính nơi bạn xây dựng các biểu đồ bằng cách kéo và thả các trường lên các kệ.

Tổng Kết

Như vậy, SmartData đã giới thiệu đến các bạn các thuật ngữ trong series “Hướng dẫn tự học Tableau” phần 7. Hi vọng bài viết này có thể giúp các bạn tiếp thu được nhiều kiến thức , góp phần hiệu quả vào công cuộc trở thành 1 DA lành nghề.

Nếu bạn là newbie có thể tham khảo bài viết này để tìm hiểu lộ trình học DA trong 3 tháng của SmartData.

Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, bạn có thể tham gia các kênh sau của SmartData để nhận được nhiều hơn nữa:

Bài viết liên quan

Để lại nhận xét

Copyright @2022 – Bản quyền thuộc Học viện dữ lệu Smart Data