Hướng Dẫn Tự Học Tableau – P19 – Các Toán Tử trong Tableau

Bởi Derrick Dương
0 Nhận xét
Series Tableau BI

Trong ”Hướng dẫn tự học Tableau “ – P19, SmartData sẽ giới thiệu đến các bạn về các toán tử trong Tableau.

What is Operator ? – Toán tử là gì ?

Toán tử trong Tableau là 1 ký tự được quy định sẵn thể hiện các phép tính toán học hoặc 1 phép toán logic. Trong Tableau quy định 1 số toán tử được sử dụng để tạo ra các trường tính toán và các công thức tính toán.

Sau đây là chi tiết về các toán tử được quy định sẵn và các cấp độ ưu tiên của toán tử

Types of Operator – Các Loại Toán Tử

  • General Operators – Các Toán Tử Chung
  • Arithmetic Operators – Các Toán Tử Đại Số
  • Relational Operators – Các Toán Tử Quan Hệ
  • Logical Operators – Các Toán Tử Logic

General Operators – Toán Tử Chung

Following table shows the general operators supported by Tableau. These operators act on numeric, character, and date data types.

Bảng dưới đây sẽ liệt kê ra các toán tử thông thường được hỗ trợ trong Tableau. Các toán tử này hoạt động trên cả kiểu dữ liệu số, kí tự và ngày tháng.

Toán TửMô Tả
Ví Dụ
+ (Cộng)Dùng để cộng 2 số, nối 2 chuỗi kí tử hoặc thêm 1 số lượng ngày vào 1 mốc thời gian7 + 3
Profit + Sales
‘abc’ + ‘def’ = ‘abcdef’
#April 15, 2004# + 15 = #April 30,
2004#
– (Trừ)Dùng để trừ 2 số, bớt 1 số lượng ngày vào 1 mốc thời gian-(7+3) = -10
#April 16, 2004# – 15 = #April 1,
2004#
General Operators – Toán Tử Chung

Arithmetic Operators – Toán Tử Đại Số

Bảng dưới đây sẽ liệt kê ra các toán tử đại số được hỗ trợ trong Tableau. Các toán tử này chỉ được sử dụng đối với dữ liệu dạng số.

Toán Tử
Mô Tả
Ví Dụ
* (Nhân)Phép nhân đại số23*2 = 46
/ (Chia)Phép chia đại số45/2 = 22.5
% (Chia lấy phần dư)Dùng để chia lấy phần dư giữa 2 số13 % 2 = 1
^ (Lũy thừa)Dùng để lũy thừa 1 số2^3 = 8
Arithmetic Operators – Toán Tử Đại Số

Comparison Operators – Toán Tử So Sánh

Bảng bên dưới đây sẽ liệt kê ra các toán tử so sánh được hỗ trợ trong Tableau. Những toán tử này được dùng trong các biểu thức. Mỗi toán tử sẽ so sánh 2 số, 2 chuỗi hoặc trả lại 1 giá trị Logic (TRUE or FALSE). Tuy nhiên, bản thân những giá trị Logic đấy (booleans) thì không thể so sánh bằng cách dùng các toán tử ấy được.

Toán TửMô TảVí Dụ
== hoặc = ( bằng)Dùng để so sánh BẰNG 2 giá trị đại số, 2 chuỗi hoặc 2 mốc thời gian. Kết quả trả về là TRUE nếu 2 phần tử được so sánh bằng nhau, ngược lại trả về FALSE‘Hello’ = ‘Hello’ ; 5 = 15/ 3
!= hoặc <> (không bằng)Dùng để so sánh KHÔNG BẰNG 2 giá trị đại số, 2 chuỗi hoặc 2 mốc thời gian. Kết quả trả về là TRUE nếu 2 phần tử được so sánh KHÔNG bằng nhau, ngược lại trả về FALSE‘Good’ <> ‘Bad’ ; 18 != 37 / 2
> (Lớn hơn)Dùng để so sánh LỚN HƠN 2 giá trị đại số, 2 chuỗi hoặc 2 mốc thời gian. Kết quả trả về là TRUE nếu phần tử bên trái LỚN hơn phần tử bên phải, ngược lại trả về FALSE[Profit] > 20000 [Category] ; ‘Q’ [Ship date] > #April 1, 2004#
< (Nhỏ hơn)
Dùng để so sánh NHỎ HƠN 2 giá trị đại số, 2 chuỗi hoặc 2 mốc thời gian. Kết quả trả về là TRUE nếu phần tử bên trái NHỎ hơn phần tử bên phải, ngược lại trả về FALSE
[Profit] < 20000 [Category] ; ‘Q’ [Ship date] < #April 1, 2004#
Comparison Operators – Toán Tử So Sánh

Logical Operators – Toán Tử Logic

Bảng dưới đây liệt kê những toán tử Logic trong Tableau. Những toán tử này được sử dụng trong các biểu thức mà kết quả của biểu thức đó là những giá trị Boolean, kết quả trả về cũng sẽ là những giá trị Boolean

Toán TửMô TảVí dụ
AND (Và)Nếu biểu thức hoặc giá trị Boolean nằm ở cả 2 bên toán tử AND được đánh giá là TRUE, kết quả sẽ trả về là TRUE, còn 1 trong 2 là FALSE, kết quả sẽ trả về là FALSE[Ship Date] > #April 1, 2012# AND [Profit] > 10000
OR (Hoặc)Nếu biểu thức hoặc giá trị Boolean nằm ở cả 2 bên toán tử OR có 1 được đánh giá là TRUE, kết quả trả về sẽ là TRUE.[Ship Date] > #April 1, 2012# OR [Profit] > 10000
NOT (Không Phải)Toán tử này sẽ phủ định giá trị Boolean của biểu thức đứng sau nóNOT [Ship Date] > #April 1, 2012#
Logical Operators

Operator Precedence – Mức Độ Ưu Tiên Của Các Toán Tử

Bảng dưới đây sẽ biểu diễn mức độ ưu tiên của lần lượt các toán tử. Hàng đầu tiên sẽ có mức độ ưu tiên cao nhất. Các toán tử ở cùng hàng sẽ có mức độ ưu tiên tương đương nhau. Nếu 2 toán tử có mức độ ưu tiên tương đương nhau, nó sẽ được đánh giá từ trái qa phải trong công thức. Ngoài ra ta có thể sử dụng dấu ngoặc đơn để tạo ưu tiên cho 1 biểu thức. Biểu thức bên trong dấu ngoặc đơn sẽ có mức độ ưu tiên cao hơn biểu thức nằm bên ngoài dấu ngoặc đơn.

Mức Độ Ưu TiênToán Tử
1-(x) số âm
2^( lũy thừa)
3* , / , %
4+ , –
5== , > , < , >= , <= , !=
6NOT
7AND
8OR
Operator Precedence – Mức Độ Ưu Tiên Của Các Toán Tử

Tổng Kết

Như vậy, trong bài viết thuộc series ‘Hướng dẫn tự học Tableau’ – P19, SmartData đã giới thiệu đến các bạn các toán tử trong Tableau. Hi vọng bài viết này có thể giúp các bạn góp nhặt được nhiều kiến thức , góp phần hiệu quả vào công cuộc trở thành 1 DA lành nghề.

Nếu bạn là newbie có thể tham khảo bài viết này để tìm hiểu lộ trình học DA trong 3 tháng của SmartData.

Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, bạn có thể tham gia các kênh sau của SmartData để nhận được nhiều hơn nữa:

Bài viết liên quan

Để lại nhận xét

Copyright @2022 – Bản quyền thuộc Học viện dữ lệu Smart Data