Để trở thành một Data Analyst, có cần phải học các chứng chỉ về phân tích dữ liệu không? Đây có lẽ là một trong số các câu hỏi nảy lên trong đầu của nhiều fresher khi mới bắt đầu những bước chân đầu tiên trên con đường trở thành Data Analyst. Hãy cùng SmartData thảo luận xem một DA có cần học các chứng chỉ về phân tích dữ liệu không nhé?
CẦN hay KHÔNG CẦN?
Việc nhận được câu trả lời thẳng thắn về việc các chứng chỉ cần thiết cho các nhà phân tích dữ liệu là rất khó. Tại sao? Bởi vì có hàng chục công ty cung cấp chứng chỉ phân tích dữ liệu trực tuyến. Và tất nhiên, trên vai trò của một nhà cung cấp dịch vụ, chắc chắn họ đều muốn thuyết phục bạn rằng bạn cần chương trình chứng chỉ cụ thể của họ.
Hiện tại ở SmartData, chúng tôi không chỉ có một khóa học để giúp bạn trở thành một Data Analyst, mà còn giúp bạn thấy được lộ trình phát triển khi bạn quyết định gia nhập ngành phân tích dữ liệu.
Nhưng sự khác biệt giữa SmartData và tất cả các công ty khác là chúng tôi đối phó với sự thật.
“bạn KHÔNG cần chứng chỉ để có trở thành một Data Analyst”
Điều đó không có nghĩa là các chứng chỉ về phân tích dữ liệu không có giá trị. SmartData chỉ muốn bạn suy nghĩ kĩ cẩn thận về khoản đầu tư của mình. Bởi vì bản thân chứng chỉ ( đôi khi chỉ là một mảnh giấy ) – có thể có hoặc không có giá trị gì.
Nhà tuyển dụng có QUAN TÂM đến chứng chỉ của bạn không?
SmartData đã dành một lượng lớn thời gian để khảo sát “người trong ngành”. Chúng tôi đã hỏi họ YÊU CẦU ĐIỀU GÌ BẮT BUỘC ở một ứng viên khi apply vào vị trí Data Analyst. Và bạn có biết thứ có lẽ đén 96% các nhà tuyển dụng KHÔNG NHẮC ĐẾN là gì không? –
Đó là “CHỨNG CHỈ“. Với các nhà tuyển dụng, các chứng chỉ chỉ là một điểm cộng.
Với quan điểm của nhà tuyển dụng, bạn có chứng chỉ về phân tích dữ liệu không có nghĩa là bạn sẽ làm việc tốt. Tại sao? Vì thực tế đa số các chứng chỉ hiện tại chỉ làm việc trên tập dữ liệu không mấy thực tế. Giống như là khi đi học bạn được học “1 + 1 = 2” nhưng khi ra thực tế bạn phải làm các phép toán tích phân vậy.
Hãy lấy ví dụ như thế này?
K-Means là một thuật toán thuộc học máy có giám sát hay học máy không giám sát? A. Học máy có giám sát B. Học máy không giám sát
Đứng từ quan điểm của một nhà tuyển dụng. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn câu trả lời là B nếu như bạn follow theo hết một khóa học về AI/Machine Learning. Nhưng trả lời được câu hỏi này không có nghĩa là bạn thực sự biết cách sử dụng thuật toán k-means.
Nhà tuyển dụng muốn thấy gì trong sơ yếu lí lịch của bạn
Điều quan trọng nhất với một DA trong sơ yếu lí lịch đó là kinh nghiệm làm việc thực tế, hay nói cách khác là các project mà bạn đã trải nghiệm.
Nếu bạn đang tìm kiếm công việc đầu tiên của mình trong lĩnh vực này, bạn sẽ không có điều đó. Vậy làm sao để có dự án đầu tay?
Có 2 phương án cho vấn đề này:
- Bạn có thể tìm các công ty đang tuyển vị trí intern cho vị trí Data Analyst.
- Bạn có thể tham gia một số khóa đào tạo về DA ở đó, dữ liệu mà họ đang sử dụng để dạy bạn là dữ liệu thực tế, từ khách hàng thật.
Các nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn thấy bạn làm gì trong dự án đó. Và sẽ đưa ra các câu hỏi xoáy quanh project mà bạn đã làm. Và tất nhiên nếu bạn trả lời được hết thì việc có hay không có chứng chỉ trong CV của bạn không quan trọng lắm vì nhà tuyển dụng đã đánh giá được khả năng, tư duy, trình độ của bạn qua các câu hỏi kia rồi.
Vậy chứng chỉ không có ý nghĩa gì?
Câu trả lời đơn giản là KHÔNG.
Việc cấp chứng chỉ cũng giống như việc bạn được cấp tấm bằng tốt nghiệp sau 4-5 năm học đại học/cao đẳng vậy. Bạn có thể tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc hoặc thâm chí loại trung bình. Việc có một tấm bằng như vậy đại diện cho việc bạn đã được đào tạo một cách bài bản, đã phải bỏ công sức, thời gian để ôn luyện, tiếp thu các kiến thức nền tảng để hoàn thành khóa học và thi đậu chứng chỉ. Đây là một điểm cộng khi các doanh nghiệp tuyển dụng các vị trí intern. Nếu đứng trên vai trò bạn là người tuyển dụng, với 2 hồ sơ cùng nộp vào, 1 hồ sơ đã tốt nghiêp, hoàn thành chứng chỉ A,B,C và 1 hồ sơ chỉ đơn thuần đi học, tốt nghiệp thì bạn sẽ chọn ai.
Ngoài ra việc có được chứng chỉ sẽ giúp bạn có thêm tự tin khi đối đầu với các thử thách. Bởi mọi thứ phức tạp đều bắt đầu từ những cái căn bản, và nếu bạn nắm được những cái căn bản rồi thì việc giải quyết các vấn đề phức tạp kia chỉ là vấn đề thời gian và sự nỗ lực trong công việc.
Một số yếu tố cần xem xét khi lựa chọn chứng chỉ theo học
Khi lựa chọn một chứng chỉ để theo học, bạn cũng cần xem xét một số yếu tố sau đây:
Chi phí
Nếu bạn là người đã đi làm thì đây không hăn là một vấn đề quá lớn. Tuy nhiên nếu bạn đang là sinh viên và vẫn phải phụ thuộc nguồn trợ cấp từ phía gia đình thì đây là vấn đề cần quan tâm. Hiện nay giá cả cho một số chứng chỉ dao động từ vài chục $ đến vài chục nghìn $.
Thời gian hoàn thành
Một số chứng chỉ cho phép bạn có thể chủ động về mặt thời gian hoàn thành. Ví dụ: bạn tham gia lớp học trực tuyến và có việc bận thì có thể thông báo lớp lùi lịch học xuống các ngày khác, điều này không thành vấn đề. Tuy nhiên một số sẽ yêu cầu bạn phải hoàn thành trong một khung thời gian cố định.
Điều kiện học
Một số chứng chỉ sẽ yêu cầu một vài tiêu chí đầu vào. Ví dụ: bằng cấp, kinh nghiệm làm việc v.v…
Đánh giá của học viên cũ
Đây cũng là một tiêu chí bạn nên quan tâm. Đánh giá hay chưa chắc là chứng chỉ đã thật sự chất lượng, nhưng đáng giá tệ thì chắc chắn chứng chỉ có vấn đề. Bạn nên có cái nhìn khách quan về phần đánh giá này vì với sự triển như vũ bão của cuộc sống hiện tại thì THẬT GIẢ LẪN LỘN.
Tổng kết
Bài viết trên SmartData đã đưa ra quản điểm về vấn đề chứng chỉ có thật sự cần thiết hay không. Nếu bạn có ý kiến gì đừng ngần ngại để lại comment phía dưới bài viết. Phần 2 của bài viết SmartData sẽ giới thiệu một số chứng chỉ về Data Analyst khá hot hiện nay.
Nếu bạn là newbie có thể tham khảo bài viết này để tìm hiểu lộ trình học DA trong 6 tháng của SmartData
Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, bạn có thể tham gia các kênh sau của SmartData để nhận được nhiều hơn nữa: