Power BI giúp bạn kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra những bảng dữ liệu đa chiều và phong phú. Mối quan hệ giữa các bảng trong Power BI giúp bạn liên kết thông tin từ các bảng khác nhau thông qua các cột chung. Nó như là một cầu nối thông tin giữa các nguồn dữ liệu, làm cho dữ liệu trở nên toàn diện hơn và dễ quản lý hơn. Dưới đây là cách tạo mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu.
Cách tạo mối quan hệ 1-nhiều
Mối quan hệ 1-nhiều hay 1-N là mối quan hệ giữa hai bảng có một hàng trong bảng đầu tiên có thể tương ứng với nhiều hàng trong bảng thứ hai.
Giả sử mình có bảng Order gồm thông tin các đơn hàng, bảng Customer là thông tin khách hàng. Một khách hàng có thể có nhiều đơn hàng nên mối quan hệ giữa Customer và Order là 1-N. Để tạo được mối quan hệ này trong PowerBI các bạn làm bằng cách: ModelView -> chọn Manage Relationships -> chọn New -> chọn 2 bảng muốn tạo quan hệ ở 2 hộp chọn -> chọn cột muốn 2 bảng liên kết , chọn mối quan hệ One to Many ở hộp chọn Cardinality. Sau đó click OK.
Cách tạo mối quan hệ nhiều-nhiều
Mối quan hệ nhiều-nhiều hay N-N là mối quan hệ giữa hai bảng có một hàng trong bảng đầu tiên có thể tương ứng với nhiều hàng trong bảng thứ hai và ngược lại.
Giả sử, mình có bảng “Nhân viên” và “Dự án” có mối liên hệ n-n. Để hiển thị mỗi quan hệ này, ta cần 1 bảng trung gian là bảng “NhanVien_DuAn” để kết nối 2 bảng trên. Bảng “Nhân viên” có quan hệ 1-n với bảng trung gian, và tương tự với bảng “Dự án”. Như vậy mình chỉ cần đơn giản tạo 2 mối quan hệ 1-n là xong
Và đây là kết quả sau khi tạo 2 mối quan hệ 1-n:
Lưu ý khi tạo mối quan hệ
- Các cột được sử dụng để tạo mối quan hệ phải có cùng kiểu dữ liệu: Do Power BI sử dụng các cột để khớp các hàng từ các bảng khác nhau. Nếu các cột có kiểu dữ liệu khác nhau, Power BI sẽ không thể khớp các hàng một cách chính xác.
- Nếu thay đổi dữ liệu trong một bảng có ảnh hưởng đến mối quan hệ, cần cập nhật mối quan hệ: Do Power BI dựa vào các mối quan hệ để truy cập dữ liệu từ các bảng khác nhau. Nếu thay đổi dữ liệu trong một bảng có ảnh hưởng đến mối quan hệ, Power BI có thể không thể truy cập dữ liệu một cách chính xác.
- Đặt Tên Cột Điều Kiện: Khi chọn cột cho mối quan hệ, hãy sử dụng cột có ý nghĩa đối với việc kết hợp. Đặt tên cột một cách mô tả và dễ hiểu giúp tăng tính đọc hiểu của mô hình dữ liệu.
- Xác định rõ bảng nguồn và bảng đích: Bảng nguồn là bảng chứa cột muốn sử dụng để kết hợp, và bảng đích là bảng bạn muốn kết hợp thông tin vào.
- Kiểm Tra Tương Tác: Kiểm tra các tương tác giữa các report sau khi tạo mối quan hệ. Đảm bảo bảng dữ liệu được kết hợp được sử dụng hiệu quả trong các báo cáo và trực quan hóa.
Kết luận
Bài viết trên SmartData đã giới thiệu với các bạn các cách tạo mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu trong PowerBI. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, bạn có thể tham gia các kênh sau của SmartData để nhận được nhiều thông tin hơn nữa: