Có rất nhiều các bạn băn khoăn và hỏi tôi, rằng: “Dân Non – IT có thể trở thành nhà Phân tích dữ liệu được không? Em học trái ngành thì có thể chuyển sang làm Phân tích dữ liệu được không?” hay thậm chí: “Em không có kiến thức tốt về Toán học thì có làm tốt được nghề Phân tích dữ liệu hay không?”.
Hãy cùng SmartData tìm hiểu IQ EQ AQ là gì? và câu trả lời sẽ gợi mở cho bạn sau khi bạn đọc hết bài viết này.
Chỉ số IQ
IQ là chữ viết tắt của Intelligence Quotient, dùng để nói về chỉ số thông minh của mỗi người. Từ viết tắt “IQ” do nhà tâm lý học William Stern đặt ra cho thuật ngữ tiếng Đức là Intelligenzquotient. Đây là thuật ngữ ông đặt cho một phương pháp tính điểm cho các bài kiểm tra trí thông minh tại Đại học Breslau mà ông đã ủng hộ trong một cuốn sách năm 1912. Chỉ số IQ được tổng hợp thông qua các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Những bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá trí thông minh của con người.
Chỉ số IQ trung bình của mọi người từ 85 đến 115. Đối với những người vượt trội sẽ có chỉ số IQ cao hơn mức trung bình. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sở hữu khả năng tư duy tốt và trí tuệ vượt trội, dễ dàng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, và thường đạt được các thành tựu cao trong học tập và làm việc.
Chỉ số EQ
EQ có tên đầy đủ là Emotional Quotient, là viết tắt của thuật ngữ để nói về chỉ số cảm xúc, thuật ngữ này lần đầu tiên được phát triển vào năm 1995, bởi nhà tâm lý học Daniel Goleman trong cuốn sách của ông về trí tuệ cảm xúc. EQ được định nghĩa là khả năng của một người trong việc xác định cảm xúc của chính mình và của người khác. Nó là thước đo mức độ thông minh cảm xúc của một cá nhân, phân định giữa các cảm giác khác nhau và sử dụng trí thông minh này để hướng dẫn suy nghĩ và hành vi.
Đó là khả năng của một người giúp họ xác định, diễn đạt và kiểm soát suy nghĩ và hành động của mình, hiểu người khác và giải thích đúng tình huống của họ, đưa ra quyết định đúng và nhanh chóng, đối phó với áp lực và khủng hoảng, v.v.
Người ta đã nghiên cứu rằng những người có EQ cao có sức khỏe tinh thần, hiệu suất công việc và lối sống tốt hơn.
Xem thêm các bài viết khác trong series Python tại đây?
Chỉ số AQ
Thương số nghịch cảnh hay còn gọi là Adversity Quotient (AQ) là điểm số đo lường khả năng đối phó với nghịch cảnh trong cuộc sống của một người. Thuật ngữ này được Paul Stoltz đặt ra vào năm 1997 trong cuốn sách “Adversity Quotient: Biến chướng ngại vật thành cơ hội”.
Để định lượng thương số của nghịch cảnh, Stoltz đã phát triển một phương pháp đánh giá được gọi là hồ sơ phản ứng với nghịch cảnh (ARP). Chỉ số AQ là một trong những chỉ số thể hiện sự thành công trong cuộc sống của một người, đặc biệt ở trẻ em.
Trẻ em có chỉ số AQ cao sẽ dễ thành công trong học tập và trên con đường sự nghiệp. Chỉ số AQ có thể được nâng cao ngay từ khi các bé còn nhỏ bằng cách luyện tập. Chỉ số này sẽ phát triển mạnh mẽ nhất trong 6 tháng đầu đời của mỗi đứa trẻ, tạo tiền đề cho sự thành công trong tương lai.
Và, trong xã hội hiện nay, cả 3 chỉ số này đóng góp nhiều đến thành công của mỗi người. Nhưng chỉ số quan trọng nhất không phải chỉ số IQ (Chỉ số Thông minh) hay chỉ số EQ (Chỉ số Cảm xúc) mà đó là chỉ số AQ (Thương số Nghịch cảnh).
Bạn có thể là người không quá thông minh (Chỉ số IQ) hoặc giao thiệp tốt (Chỉ số EQ) nhưng nếu có thương số Ngịch cảnh (AQ) hay có thể gọi là chỉ số CHỊU KHÓ cao, bạn có thể tăng 2 chỉ số còn lại. Sức chịu đựng và khả năng VƯỢT KHÓ là yếu tố quan trọng nhất để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Giống như khi sinh ra mỗi người có những khả năng khác nhau: người thông minh, người nói chuyện tốt, người hát giỏi… nhưng đó chỉ là trang bị ban đầu. Nếu vẫn chỉ mang những trang bị đó và không làm gì thì bạn vẫn đang ở vạch xuất phát.
Tuy nhiên 1 người dù các trang bị, phương tiện đều chưa hoàn hảo và được tốt cho lắm nhưng nếu có chỉ số chịu khó cao (Chỉ số AQ), họ vẫn bước vào cuộc đua và sẽ học hỏi, trau dồi được những cách mà có thể giúp họ thành công nhất.
Học tập, công việc hay cuộc sống cũng vậy, chỉ số chịu khó quan trọng bởi vì mấu chốt nó giúp bạn DẤN THÂN vào làm bất cứ thứ gì mà không ngại khổ, ngại khó, không sợ gì cả. Và chỉ có HÀNH ĐỘNG mới là cách nhanh nhất để phát triển. Thông minh, giỏi… nhưng không hành động thì sẽ mãi chỉ đứng yên 1 chỗ.
Với những trải nghiệm công việc tôi đi qua, cho đến hiện nay khi đã làm Giảng viên Công nghệ thông tin của một trường Đại học tại Hà nội nhiều năm, 12 năm kinh nghiệm làm lập trình từ những công ty nhỏ, dự án nhỏ, cho đến những Tập đoàn công nghệ lớn (như: Viettel, VNPT) tôi luôn khuyến khích học viên của tôi không chỉ học kiến thức, mà phải luyện tập, luyện tập càng nhiều càng tốt, quá trình luyện tập sai càng nhiều càng tốt, phải sai nhiều, phải bugs nhiều, để khi bạn mày mò fix được bugs, bạn mới thấy được giá trị của kiến thức, bởi vì: “Chỉ có khi bạn làm, rồi làm sai, và bạn sửa được lỗi sai đó, thì kiến thức bạn học được mới bắt đầu chuyển hóa thành tri thức bên trong bạn. Khi bạn tối ưu được những gì bạn đã làm để nó hoạt động tốt hơn, lúc đó tri thức thật sự là của bạn. Và khi bạn dạy lại được cho người khác hoặc bạn chỉ được cho người khác thì bạn sẽ thấy công việc thật tuyệt vời biết bao”.
Chúc các bạn trau dồi được thật nhiều tri thức trong hành trình trở thành nhà phân tích dữ liệu và hạnh phúc trong hành trình cuộc sống của chính mình.
Nếu bạn thấy hay và hữu ích, bạn có thể tham gia các kênh sau của SmartData để nhận được nhiều hơn nữa:
1 Nhận xét
Cảm ơn những chia sẻ tâm huyết của Thầy. Mong thầy chia sẻ nhiều bài nữa. Đọc xong thấy mình tự tin hơn