Pivot Column trong Power Query cho phép bạn nhóm dữ liệu theo các trường khác nhau, từ đó tạo ra các biểu đồ và bảng trực quan giúp bạn hiểu dữ liệu một cách dễ dàng.
Ý nghĩa
Pivot Column giúp biến đổi cấu trúc dữ liệu từ dạng dài (long format) sang dạng rộng ( wide format). Hay còn gọi là xoay bảng trong Power Query. Từ đó giúp bạn tạo báo cáo và biểu đồ dễ đọc hơn. Dữ liệu được sắp xếp theo các cột riêng biệt, giúp trình bày và trực quan hóa dữ liệu dễ dàng hơn.
Cách sử dụng Pivot column
Để sử dụng được Pivot column, bạn mở Power Query -> chọn Transform -> chọn cột muốn xoay( cột Pivot) -> chọn Pivot Column.
Trong màn hình Pivot Column, bạn có thể chọn Values Column bằng cột bạn muốn tính toán theo cột Pivot. Ví dụ bạn có dữ liệu gồm “Chi nhánh” và “Số hàng đã bán theo ngày” muốn tính tổng số hàng đã bán trong tất cả các ngày theo chi nhánh thì cột pivot là cột “Chi nhánh” và cột “Số lượng bán” là cột Values. Về phần Advanced Options bạn chọn Sum để tính tổng số hàng tất cả các ngày.
Phần Advances Options bạn có thể chọn các hàm Aggregate Funtion như Sum, Count,.. tùy vào kiểu dữ liệu cột Values và tùy vào mục đích sử dụng.
So sánh Pivot column với Pivot table
Pivot Table dùng để tạo bảng dữ liệu để phân tích và tóm tắt dữ liệu chi tiết thành dạng tổng hợp. Ví dụ như bạn muốn tổng hợp dữ liệu bán hàng của từng chi nhánh dưới đây bằng cách cộng tổng số lượng hàng bán theo từng ngày:
Pivot Column tập trung vào việc biến đổi cấu trúc dữ liệu bằng cách chuyển từ dạng dài thành dạng rộng.
Ví dụ
Ví dụ để bạn hiểu rõ hơn về Pivot Column. Giả sử mình có bảng dữ liệu gồm 2 cột: “Chi nhánh”, “Số lượng hàng bán” của từng chi nhánh.
Giờ mình muốn xoay cột “Chi nhánh” ra dạng ngang để tính tổng số hàng bán theo chi nhánh. Như vậy cột “Chi nhánh” là cột pivot và cột “Số lượng bán” là cột Values. Phần Advanced Options bạn chọn Sum để tính tổng hàng bán.
Và đây là kết quả sau khi tính tổng từng chi nhánh:
Một ví dụ khác: Giả sử mình thêm cột “Ngày bán hàng” vào dữ liệu trên, và vẫn muốn xoay ngang theo cột “Chi nhánh” và Values là cột “Số lượng bán”.
Sau khi xoay thì giá trị sẽ là như thế này ví dụ ô đầu tiên ở hàng 1, cột 1 là 2 tương ứng ngày 1/1/2023, Chi nhánh A bán được số lượng 2.
Kết luận
Bài viết trên SmartData đã giới thiệu với các bạn về cách sử dụng Pivot column trong Power Query. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, bạn có thể tham gia các kênh sau của SmartData để nhận được nhiều thông tin hơn nữa: